Icon close
Bảng chữ cái tiếng Nhật

Nắm vững bảng chữ cái tiếng Nhật là bước khởi đầu quan trọng cho người mới làm quen với Nhật ngữ. Đây là yếu tố giúp người học tiếng Nhật phát âm chính xác, viết đúng và hiểu rõ cấu trúc ngôn ngữ để ứng dụng hiệu quả trong thi cử cũng như giao tiếp thực tế. Vậy những người mới bắt đầu tìm hiểu về tiếng Nhật nên học bảng chữ cái nào trước? Đâu là cách học bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quả​? Trung tâm Nhật Ngữ HanoiLink sẽ giúp bạn hệ thống lại bảng chữ cái tiếng Nhật đầy đủ từ nền tảng đến nâng cao cũng như chia sẻ một số mẹo học nhanh thuộc.

Tổng quan về hệ thống bảng chữ cái tiếng Nhật

Nếu bạn đang băn khoăn “tiếng Nhật có bao nhiêu bảng chữ cái?” thì câu trả lời là có tất cả 3 bảng chữ cái, bao gồm Hiragana, KatakanaKanji. Trong đó, Hiragana và Katakana là hai bảng chữ cái tượng âm, còn Kanji là chữ tượng hình có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Tiếng Nhật có bao nhiêu bảng chữ cái​? Câu trả lời là 3: Hiragana, Katakana và Kanji

Tiếng Nhật có tổng cộng 3 bảng chữ cái: Hiragana, Katakana và Kanji

Với người mới bắt đầu, đặc biệt là những ai học Nhật ngữ để để đi làm, du học hay xuất khẩu lao động, việc làm quen với bảng chữ cái tiếng Nhật ngay từ đầu là điều bắt buộc. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian, tránh học sai và tạo nền tảng vững chắc để cải thiện nhanh hơn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu không nắm chắc cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật, bạn sẽ gặp khó khăn khi học từ vựng, ngữ pháp hay luyện nghe – nói.

Xem video tổng hợp cách học bảng chữ cái tiếng Nhật nhập môn tại HanoiLink:

Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana – Nền tảng cho người mới học

Hiragana là bảng chữ cái đầu tiên mà bạn cần học khi bắt đầu làm quen với tiếng Nhật. Hệ thống chữ cái này chủ yếu được sử dụng để viết từ gốc Nhật, trợ từ, đuôi động từ và chia thì trong câu.

Bảng chữ cái Hiragana đầy đủ trong tiếng Nhật

Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana gồm 46 ký tự cơ bản, chia thành 5 hàng nguyên âm (A, I, U, E, O) và các hàng phụ âm như K, S, T, N, H, M, Y, R, W. Đây là bảng chữ cái tiếng Nhật thông dụng​ đầu tiên bạn nên học thuộc để đọc hiểu tài liệu, hội thoại và viết tiếng Nhật chính xác. Ngoài những chữ cái cơ bản, bảng chữ cái Hiragana còn bao gồm nhiều biến thể khác, điển hình là:

  • Chữ Hiragana Dakuten: Thêm dấu ngoặc kép (“) vào các ký tự Hiragana để tạo ra âm đục.
  • Chữ Hiragana Handakuten: Thêm dấu tròn nhỏ (°) vào các ký tự Hiragana để tạo ra âm bật hơi.
  • Chữ Hiragana âm ghép: Các âm tiết được ghép lại từ 2 âm đơn để tạo ra “âm đôi”.
Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana đầy đủ nhất

Bảng chữ cái tiếng Nhật đầy đủ​ của chữ Hiragana

Cách phát âm bảng chữ cái Hiragana chuẩn     

Bảng chữ cái Hiragana có 5 nguyên âm tương ứng với 5 âm cơ bản:

Chữ tiếng Nhật Cách đọc tiếng Việt
あ (a) Phát âm giống “a” trong “xa, ra”
い (i) Giống “i” trong “mi, bi”
う (u) Phát âm như “u” hoặc “ư” trong tiếng Việt
え (e) Tương tự cách đọc chữ “ê” trong “con dê”
お (o) Phát âm như “ô” trong “ô tô”

Phát âm nhóm hàng Ka (, , , , )

  • (ka): Phát âm như “ca” trong “cà phê”.
  • (ki): Giống “ki” trong “ký ức”.
  • (ku): Đọc là “ku” tương tự như “cú mèo”.
  • (ke): Phát âm giống chữ “ke” trong “thước kẻ”.
  • (ko): Giống “cô” trong “cô giáo”.

Phát âm nhóm hàng Sa (, , , , )

  • (sa): Phát âm như “sa” trong “sa mạc”.
  • (shi): Giống “shi” trong “Shizuoka”, đọc như “she”.
  • (su): Giống “su” trong “sushi”.
  • (se): Phát âm như “se” trong “se lạnh”.
  • (so): Giống “so” trong “so sánh”.

Lưu ý: Chữ cái し khá đặc biệt, dù viết là “shi” nhưng người Nhật thường phát âm gần giống “she” trong tiếng Anh. Khi luyện nói, bạn hãy bật âm nhẹ một chút để phát âm tự nhiên hơn.

Phát âm nhóm hàng Ta (, , , , )

  • (ta): Phát âm nhẹ, như “tha” trong tiếng Việt.
  • (chi): Đọc là “chi” như “chị em”.
  • (tsu): Đọc là “tsư” – Cách phát âm của chữ cái này tương tự như chữ “chư” nhưng được bật hơi trong tiếng Việt.
  • (te): Giống “te” trong “tay chân”.
  • (to): Phát âm như “tho” nhẹ, không bật hơi mạnh.

Phát âm nhóm hàng Na (, , , , )

  • (na): Như “na” trong “Na Tra”.
  • (ni): Giống “ni” trong “nỉ non”.
  • (nu): Phát âm giống “nu” trong “núi cao”.
  • (ne): Giống “nê” trong “nê thước” (thước nê).
  • (no): Như “nô” trong “nô lệ”.

Phát âm nhóm hàng Ha (, , , , )

  • (ha): Như “ha” trong “hà mã”.
  • (hi): Phát âm như “hi” trong “hi vọng”.
  • (fu): Âm bật nhẹ, gần giống “phư” hơn là “hu”.
  • (he): Giống “hê” trong “hả hê”.
  • (ho): Giống “hô” trong “hô hấp”.

Phát âm nhóm hàng Ma (, , , , )

  • (ma): Giống “ma” trong “ma quái”.
  • (mi): Như “mi” trong “mì tôm”.
  • (mu): Phát âm như “mu” trong “mu bàn tay”.
  • (me): Giống “mê” trong “mê cung”.
  • (mo): Phát âm như “mô” trong “mô hình”.

Phát âm nhóm hàng Ya (, , )

  • (ya): Đọc là “ya” (đọc riêng chữ Y + A với tốc độ nhanh).
  • (yu): Phát âm như “yu” (đọc riêng chữ Y + U với tốc độ nhanh).
  • (yo): Như “yo” (đọc riêng chữ Y + O với tốc độ nhanh).

Phát âm nhóm hàng Ra (, , , , )

Âm “r” trong tiếng Nhật có cách phát âm rất đặc trưng – không rung mạnh như tiếng Việt mà nhẹ và mềm, nghe gần giống giữa “r” và “l”. Thực tế, nếu bạn phát âm rõ thành “ra” như tiếng Việt, người Nhật có thể không nhận ra bạn đang nói gì. Ngược lại, khi phát âm gần giống “la”, người Nhật sẽ hiểu ngay.

  • (ra): Như “la” trong “la bàn”.
  • (ri): Giống “li” trong “lịch sự”.
  • (ru): Phát âm như “lu” trong “lưu giữ”.
  • (re): Giống “lê” trong “lê la”.
  • (ro): Như “lô” trong “lô đất”.

Phát âm nhóm hàng Wa (, )

  • (wa): Như “oa” trong tiếng Việt.
  • (wo): Dù viết là “wo”, nhưng đọc là “o”.

Phát âm chữ đặc biệt: ん

Tùy vị trí trong từ mà âm ん sẽ phát âm khác nhau:

  • Trước p, b, m: Đọc là “m” (âm mũi).
  • Trước k, g, w: Phát âm là “ng”.
  • Trường hợp khác: Phát âm là “n” như bình thường.
Cách học bảng chữ cái tiếng Nhật​ nhanh thuộc Hiragana

Ví dụ về cách phát âm chữ え (e) trong bảng chữ cái Hiragana

Cách viết bảng chữ cái Hiragana dễ nhớ  

Để học bảng chữ cái tiếng Nhật nhanh thuộc, bạn không chỉ cần nhớ mặt chữ mà còn phải viết đúng thứ tự nét – đây cũng là nguyên tắc cơ bản mà bạn cần nắm khi học tiếng Nhật. Với bảng chữ cái Hiragana, mỗi ký tự đều có quy tắc viết cụ thể, thường theo trình tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới (xem hình minh họa):     

Cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật​ Hiragana

Hướng dẫn chi tiết trình tự viết của các chữ cái Hiragana

Xem ngay video hướng dẫn cách đọc và viết bảng chữ cái Hiragana tại HanoiLink:

Bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana – Viết từ mượn và tên riêng

Học bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana là bước tiếp theo bạn cần chinh phục nếu muốn sử dụng ngôn ngữ Nhật linh hoạt trong công việc và đời sống tại Nhật Bản. Để ghi nhớ bảng chữ cái này một cách hiệu quả, bạn cần kết hợp cả viết tay, phát âm và luyện đọc từ vựng chứa ký tự Katakana thường xuyên.

Bảng chữ cái Katakana đầy đủ

Bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana thường được dùng để viết từ mượn từ tiếng nước ngoài, tên riêng, từ viết tắt trong công nghệ, y học, thời trang,… rất phổ biến trong môi trường làm việc hiện đại tại Nhật Bản. Khác với Hiragana mang nét mềm mại, Katakana có nét chữ cứng cáp, thẳng và đơn giản hơn, tuy nhiên lại khó nhớ hơn do ít sử dụng trong hội thoại hằng ngày.

Xem đầy đủ ký tự Katakana – bảng chữ cái tiếng Nhật cho người mới học​ tại HanoiLink: https://drive.google.com/file/d/1LMXJcgT08wRy92MEhJBBg4em6r90A-TA/view

Bảng chữ cái tiếng Nhật đầy đủ​ Katakana

Sơ lược về bảng chữ cái Katakana

Cách phát âm bảng chữ cái Katakana chuẩn

Cách phát âm của bảng chữ cái Katakana cũng tương tự như Hiragana, tuy nhiên người học cần luyện tập kỹ càng hơn để phân biệt rõ khi sử dụng từ mượn. Dưới đây là các nhóm âm cơ bản mà bạn cần ghi nhớ khi học chữ Katakana:

Chữ tiếng Nhật Cách đọc tiếng Việt
Nhóm A ア行
あ (A) Phát âm giống “a”
い (I) Phát âm giống “i”
う (U) Phát âm giống “u”
え (E) Phát âm giống “ê”
お (O) Phát âm giống “ô”
 Nhóm K カ行
か (KA) Phát âm giống “ca”
き (KI) Phát âm giống “ki”
く (KU) Phát âm giống “cu”
け (KE) Phát âm giống “kê”
こ (KO) Phát âm giống “cô”
 Nhóm Sa サ行
さ (SA) Phát âm giống “sa”
し (SHI) Phát âm giống “si”
す (SU) Phát âm giống “su”
せ (SE) Phát âm giống “sê”
そ (SO) Phát âm giống “sô”
 Nhóm Ta タ行
た (TA) Phát âm giống “ta”
ち (CHI) Phát âm giống “chi”
つ (TSU) Phát âm giống “chu”
て (TE) Phát âm giống “tê”
と (TO) Phát âm giống “tô”
 Nhóm Na ナ行
な (NA) Phát âm giống “na”
に (NI) Phát âm giống “ni”
ぬ (NU) Phát âm giống “nu”
ね (NE) Phát âm giống “nê”
の (NO) Phát âm giống “nô”
 Nhóm Ha ハ行
は (HA) Phát âm giống “ha”
ひ (HI) Phát âm giống “hi”
ふ (FU) Phát âm gần giống “phu”
へ (HE) Phát âm giống “hê”
ほ (HO) Phát âm giống “hô”
 Nhóm Ma マ行
ま (MA) Phát âm giống “ma”
み (MI) Phát âm giống “mi”
む (MU) Phát âm giống “mu”
め (ME) Phát âm giống “mê”
も (MO) Phát âm giống “mô”
 Nhóm Ya ヤ行
や (YA) Phát âm giống “ya” (Đọc chữ  Y + A nối liền)
ゆ (YU) Phát âm giống “yu” (Đọc chữ  Y + U nối liền)
よ (YO) Phát âm giống “yo” (Đọc chữ  Y + O nối liền)
 Nhóm Ra ラ行
ら (RA) Phát âm giống “ra”
り (RI) Phát âm giống “ri”
る (RU) Phát âm giống “ru”
れ (RE) Phát âm giống “rê”
ろ (RO) Phát âm giống “rô”
 Nhóm Wa ワ行
わ (WA) Phát âm giống “wa”
を (WO) Phát âm giống “ô” (ít sử dụng)
ん (N) Phát âm giống “n”

Xem video về cách học Bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana đơn giản dễ nhớ tại HanoiLink:

Cách viết bảng chữ cái Katakana nhanh và đẹp

Tương tự như Hiragana, cách viết bảng chữ cái Katakana cũng tuân theo nguyên tắc viết từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.

Lưu ý: Khi mới bắt đầu thực hành viết chữ Katakana, bạn nên luyện viết từng chữ vào vở có ô ly để kiểm soát kích thước và nét chữ. Điều này cũng đảm bảo chữ viết ra đẹp, dễ đọc, giúp bạn ghi nhớ hiệu quả hơn.

Cách viết Katakana bảng chữ cái tiếng Nhật cho người mới học​

Quy tắc viết chữ cái Katakana là từ trên xuống dưới, từ trái qua phải

Bảng chữ cái Kanji – Hệ thống chữ Hán trong tiếng Nhật 

Bảng chữ cái Kanji là hệ thống chữ tượng hình được vay mượn từ chữ Hán Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt ý nghĩa của từ vựng trong tiếng Nhật. Mỗi ký tự Kanji thường mang một nghĩa riêng và được dùng phổ biến trong sách báo, văn bản hành chính, tài liệu kỹ thuật và giao tiếp hằng ngày.

Các loại chữ Kanji theo cấp độ       

Theo hệ thống Nhật ngữ hiện hành, bảng chữ cái Kanji được phân chia thành 5 cấp độ từ N5 đến N1 – tương ứng với trình độ từ cơ bản đến nâng cao. Với cấp độ càng cao, số lượng chữ Hán Kanji mà bạn cần học sẽ càng nhiều và độ phức tạp cũng tăng lên rõ rệt. Đây chính là lý do vì sao học chữ Kanji rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn có mục tiêu làm việc tại Nhật Bản, đọc tài liệu chuyên ngành hoặc muốn giao tiếp hiệu quả trong môi trường sử dụng Nhật ngữ.

Bảng chữ cái tiếng Nhật thông dụng​ Kanji

Bảng chữ cái Kanji được phân chia theo cấp độ từ N5 – N1

Cấp độ N5 là mức khởi đầu, chỉ yêu cầu nhận biết khoảng 100 chữ Kanji cơ bản thường gặp trong giao tiếp thực tế. Từ N4 trở đi, số lượng Kanji tăng lên nhiều, đòi hỏi người học vừa ghi nhớ mặt chữ, vừa phải nắm vững cách đọc (Onyomi/Kunyomi) chuẩn xác. Ở trình độ N2 và N1, bạn sẽ gặp nhiều chữ Kanji phức tạp, tính học thuật cao, ít gặp trong hội thoại thông thường nhưng rất phổ biến trong sách báo, văn bản công việc và các ngành chuyên môn. Dưới đây là bảng thống kê số lượng chữ Kanji theo từng cấp độ JLPT:

Cấp độ JLPT Số lượng chữ Kanji cần học (ước tính) Ghi chú
N5 ~80 – 100 chữ Cơ bản, thường dùng trong hội thoại hàng ngày
N4 ~170 – 350 chữ Tăng dần độ khó, xuất hiện trong đoạn văn đơn giản
N3 ~400 chữ Giao tiếp nâng cao, xuất hiện nhiều trong công việc
N2 ~455 – 1000 chữ Hiểu tài liệu chuyên ngành, văn bản thực tế
N1 ~2.000+ chữ Nhiều chữ hiếm, đa dạng cách đọc, độ khó cao nhất

Cách phát âm Kanji dễ dàng

Điểm đặc biệt chỉ có trong bảng chữ cái Kanji là mỗi chữ có thể có nhiều cách đọc khác nhau, được phân chia thành hai loại chính:

  • Onyomi (音読み): Âm Hán Nhật. Đây là cách đọc vay mượn từ tiếng Trung, thường được sử dụng trong từ ghép và thuật ngữ chuyên ngành (ví dụ: 学生 – gakusei – học sinh).
  • Kunyomi (訓読み): Là cách đọc gốc tiếng Nhật (âm thuần Nhật), chủ yếu được sử dụng khi chữ Kanji đứng một mình hoặc kết hợp với các hậu tố (ví dụ: 山 – yama – ngọn núi).

Một số chữ Kanji khác có cách đọc đặc biệt tùy theo ngữ cảnh hoặc không tuân thủ quy tắc chung. Vì vậy, khi học bảng chữ cái này, bạn nên áp dụng các cách học từ vựng tiếng Nhật hiệu quả như dùng Flashcard, thực hành thường xuyên để ghi nhớ dễ dàng và áp dụng từ mới vào văn bản chuẩn xác hơn.

Ví dụ:

  • (, sha): Tay (Kunyomi) / Thủ (On’yomi).
  • (みず, sui): Nước (Kunyomi) / Thủy (On’yomi).

Khám phá cách học Kanji hiệu quả – Nhớ nhanh, không nhầm lẫn qua video giảng dạy tại HanoiLink:

Cách viết chữ Kanji cho người mới bắt đầu      

Mỗi chữ Kanji thường được cấu thành từ hai phần chính, bao gồm:

  • Bộ thủ (部首): Nhận biết ý nghĩa cơ bản của chữ cái. Ví dụ, chữ “休” (nghỉ ngơi) có bộ “亻” (người) gợi liên tưởng đến hoạt động của con người.
  • Phần âm: Xác định cách phát âm của chữ cái. Ví dụ, trong chữ “休”, phần âm là “木” (cây), giúp liên tưởng đến hình ảnh người dựa vào cây để nghỉ ngơi.

Hiểu được cấu trúc này sẽ giúp bạn dễ đoán được cả nghĩa lẫn cách đọc của một số chữ Kanji mới gặp. Đây cũng là cách học bảng chữ cái tiếng Nhật nhanh thuộc được nhiều người áp dụng khi học chữ Kanji.

8 nét cơ bản trong chữ Kanji

Tên nét Mô tả Ví dụ chữ
Ngang (一) Nét ngang từ trái sang phải 一 (một)
Sổ (丨) Nét dọc từ trên xuống 十 (mười)
Phẩy (ノ) Chéo từ phải sang trái 人 (người)
Mác (乀) Chéo từ trái sang phải 大 (to)
Chấm (丶) Một điểm nhỏ 水 (nước)
Hất (乙) Cong nhẹ từ trái sang phải 乙 (thứ hai)
Móc (乚) Dọc rồi cong lên 了 (xong)
Gập (𠃌) Gấp khúc theo góc vuông 口 (miệng)

Nguyên tắc viết Kanji theo thứ tự nét

Trong quá trình viết chữ Kanji, bạn cần tuân thủ thứ tự nét nhất định để chữ được rõ ràng, cân đối và dễ nhìn. Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản khi viết chữ Hán Kanji:

Nguyên tắc Ví dụ minh họa
Ngang trước, sổ sau Chữ 十
Phẩy trước, mác sau Chữ 八
Trên trước, dưới sau Chữ 花 – viết phần 艹 trước
Trái trước, phải sau Chữ 時 – viết bộ 日 (trái) trước
Ngoài trước, trong sau Chữ 国 – viết khung trước, sau đó phần trong
Vào trong trước, đóng sau Chữ 回 – viết phần trong trước rồi khép lại
Giữa trước, hai bên sau Chữ 小
Cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật​ Kanji chi tiết

Hướng dẫn trình tự viết chữ Kanji theo từng nét

Bảng so sánh 3 bảng chữ cái tiếng nhật: Hiragana, Katakana, Kanji

Cả ba bảng chữ cái Hiragana, Katakana và Kanji đều có đặc điểm, chức năng riêng và đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành một câu tiếng Nhật hoàn chỉnh. Để có cái nhìn khách quan hơn về 3 bảng chữ cái này, bạn có thể tham khảo bảng so sánh chi tiết dưới đây:

Tiêu chí Hiragana Katakana Kanji
Nguồn gốc Chữ viết Nhật Bản (tượng âm) Chữ viết Nhật Bản (tượng âm) Chữ Hán (tượng hình, gốc Trung Quốc)
Số ký tự 46 ký tự cơ bản 46 ký tự cơ bản ~2.000+ ký tự phổ biến
Cách viết Nét mềm mại, tròn trịa Nét thẳng, gãy gọn Nhiều nét, phức tạp
Cách đọc 1 cách đọc cố định 1 cách đọc cố định Nhiều cách đọc (Onyomi/Kunyomi)
Công dụng Viết từ thuần Nhật, chia động từ Viết từ mượn, tên riêng, từ nước ngoài Viết từ mang ý nghĩa, từ gốc Hán
Ví dụ ありがとう (arigatou – cảm ơn) コンピュータ (konpyu-ta – computer – máy tính) 学生 (gakusei – học sinh)
Bảng chữ cái Hiragana, Katakana và Kanji khác nhau về số chữ, cách đọc, viết...

So sánh  đặc điểm của bảng chữ cái Hiragana, Katakana và Kanji

Hướng dẫn cách học bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quả

Để ghi nhớ nhanh, đúng và vận dụng thành thạo các bảng chữ cái tiếng Nhật, bạn có thể tham khảo một vài mẹo học hữu ích sau đây:

  • Học theo hình ảnh và câu chuyện liên tưởng: Theo nhiều nghiên cứu, não bộ của con người có xu hướng ghi nhớ hình ảnh và câu chuyện tốt hơn chữ viết khô khan. Vì vậy, khi học bảng chữ cái tiếng Nhật, bạn có thể liên tưởng hình dạng của chữ cái với hình ảnh quen thuộc hoặc tạo ra một câu chuyện vui nhộn gắn với chữ đó để ghi nhớ lâu hơn.
  • Sử dụng flashcard: Flashcard là công cụ học từ vựng và chữ cái cực kỳ hiệu quả nhờ cơ chế lặp lại ngắt quãng. Bạn có thể tự làm flashcard tại nhà bằng cách ghi chữ Hiragana/Katakana/Kanji ở mặt trước, thêm hình ảnh minh họa tương ứng ở mặt sau.
  • Tận dụng app học tiếng Nhật: Các ứng dụng trực tuyến như MochiMochi, Anki, Quizlet,… cũng được xem là “trợ thủ” đắc lực giúp bạn học chữ cái tiếng Nhật hiệu quả. Đặc biệt, các nền tảng này còn có tính năng theo dõi tiến độ học và tự động nhắc lại những ký tự bạn hay quên, giúp quá trình học tiếng Nhật của bạn trở nên có hệ thống và tiết kiệm thời gian đáng kể.
  • Viết tay thường xuyên để ghi nhớ lâu: Đây là một trong những cách học tiếng Nhật​ tự nhiên và hiệu quả nhất. Để tăng tốc quá trình học và đạt được kết quả nhanh chóng, bạn nên dành thời gian luyện viết tay đều đặn mỗi ngày, mỗi lần viết nên đi kèm phát âm + ngữ nghĩa để não bộ ghi nhớ thông tin tốt hơn.
  • Kết hợp luyện nghe và đọc theo bảng chữ cái: Bạn có thể xem video tiếng Nhật để nghe người bản xứ đọc từng chữ cái, sau đó lặp lại để tạo phản xạ âm thanh. Điều này không chỉ giúp bạn phát âm đúng chữ cái mà còn rèn kỹ năng nghe một cách tự nhiên, hiệu quả.
Sử dụng Flashcard để học bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quả

Sử dụng Flashcard, thực hành viết tay, tạo câu chuyện,… là cách học bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quả

Học bảng chữ cái tiếng Nhật dễ dàng cùng khóa học N5 Online & Offline tại HanoiLink

Thành thạo bảng chữ cái tiếng Nhật là bước khởi đầu quan trọng nếu bạn muốn chinh phục ngôn ngữ này để tham gia kỳ thi JLPT, đi làm, du học hoặc xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Với hơn 10 năm kinh nghiệm đào tạo Nhật ngữ và hỗ trợ hơn 10.000 học viên chinh phục kỳ thi JLPT, HanoiLink mang đến khóa học tiếng Nhật Online & Offline chất lượng, bài bản và thực tiễn, giúp học viên tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, có hệ thống, ứng dụng ngôn ngữ Nhật hiệu quả trong giao tiếp thực tế.

Khi đăng ký khóa học tiếng Nhật N5 nhập môn tại HanoiLink, chúng tôi cam kết học viên sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Trải nghiệm phương pháp đào tạo hiện đại theo mô hình Tháp Học Tập, giúp học viên ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn, cải thiện đồng thời cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Nhật.
  • Được cung cấp bộ tài liệu học độc quyền, cá nhân hóa, biên soạn theo tư duy của người Việt, giúp học viên rút ngắn thời gian học đáng kể.
  • Được hướng dẫn tận tình bởi đội ngũ giảng viên có 5 – 15 năm kinh nghiệm với đầy đủ chứng chỉ sư phạm, từng sống và làm việc tại Nhật, hỗ trợ học viên sửa lỗi phát âm tiếng Nhật, cách học hiệu quả và định hướng nghề nghiệp và tư vấn đi Nhật cho học viên.
  • Cam kết đầu ra rõ ràng, sẵn sàng đào tạo lại miễn phí nếu kết quả thi của học viên không như mong đợi.
  • Cơ hội trải nghiệm văn hóa Nhật Bản và thực hành tiếng Nhật qua các hoạt động ngoại khóa thú vị tại Trung tâm HanoiLink.
  • Thời gian học linh hoạt, tùy chỉnh theo lịch sắp xếp của học viên.
  • Cơ hội nhận về những ưu đãi đặc biệt chỉ có tại HanoiLink như:
    • Test trình độ đầu vào miễn phí.
    • Tặng 01 buổi học thử miễn phí.
Đăng ký ngay khóa học tiếng Nhật N5 tại HanoiLink

Đăng ký học thử ngay khóa học tiếng Nhật N5 tại HanoiLink

Một số câu hỏi thường gặp       

Người mới nên học bảng chữ cái nào trước?

Với người mới bắt đầu, bảng chữ cái Hiragana là lựa chọn nên học đầu tiên. Đây là bảng chữ tượng âm cơ bản, được dùng để viết các từ thuần Nhật, trợ từ và chia động từ. Sau khi nắm vững Hiragana, bạn có thể chuyển sang Katakana rồi đến Kanji theo lộ trình học tiếng Nhật phù hợp với mục tiêu học tập.

Bảng chữ cái tiếng Nhật có số không?

Câu trả lời là không. Tiếng Nhật chỉ có 3 bảng chữ cái chính thức là Hiragana, Katakana và Kanji, không bao gồm số đếm. Tuy nhiên, trong một số văn bản truyền thống hoặc trang trọng, họ có thể dùng chữ Hán (Kanji) để viết số như 一 (1), 二 (2), 三 (3),…

Có cần học cả 3 bảng chữ cái để nói được tiếng Nhật không?        

Câu trả lời là , đặc biệt là khi bạn có nhu cầu học tiếng Nhật một cách bài bản và sử dụng lâu dài. Đây cũng là điều kiện bắt buộc để bạn chinh phục kỳ thi JLPT, giao tiếp lưu loát, chuyên nghiệp trong môi trường sử dụng tiếng Nhật.

Có thể thấy, nắm vững 03 bảng chữ cái tiếng Nhật (Hiragana, Katakana và Kanji) là bước đệm quan trọng và là “chìa khóa” giúp bạn vượt qua các phần thi khó nhằn trong kỳ thi JLPT thực tế. Cho dù bạn đang bắt đầu từ con số 0 hay đã có nền tảng cơ bản, các khóa học tiếng Nhật Online/Offline tại HanoiLink sẽ giúp bạn làm chủ bảng chữ cái, vững ngữ pháp, tự tin giao tiếp và đạt chứng chỉ JLPT đúng mục tiêu. Liên hệ HanoiLink ngay hôm nay để được tư vấn và kiểm tra trình độ tiếng Nhật miễn phí!

Liên hệ tư vấn
Chia sẻ:

Tin tức nổi bật khác

JLPT N5 tiếng Nhật có khó không?

Thi JLPT N5 tiếng Nhật có khó không? Tiết lộ cách học hiệu quả

Nhiều bạn mới bắt đầu học Nhật ngữ thường lo lắng không biết thi JLPT N5 có khó không, nhất là khi chưa có nền tảng tiếng Nhật. Mặc dù đây là trình độ sơ cấp nhưng để vượt qua kỳ thi, người học vẫn cần có sự đầu tư nghiêm túc về từ vựng, […]

Xem chi tiết image
Lỗi phát âm tiếng Nhật

Lỗi Phát Âm Tiếng Nhật Thường Gặp Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Phát âm là nền tảng quan trọng trong giao tiếp tiếng Nhật, nhưng cũng là kỹ năng mà nhiều người học thường mắc lỗi. Một số lỗi phát âm tiếng Nhật thường gặp như nhầm lẫn trường âm, âm gió hay trọng âm là điều không hiếm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc […]

Xem chi tiết image
Tổng hợp ngữ pháp N4

Tổng hợp ngữ pháp N4 theo chủ đề thường gặp trong bài thi JLPT

JLPT N4 là cấp độ thứ hai trong hệ thống kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT), nằm giữa N5 (cơ bản) và N3 (trung cấp). Ở trình độ này, bạn sẽ được học những mẫu câu phức tạp hơn, giúp diễn đạt suy nghĩ một cách trôi chảy, rõ ràng. Đây cũng là bước […]

Xem chi tiết image
Cách xưng hô trong tiếng Nhật

Các cách xưng hô trong tiếng Nhật chuẩn theo mọi trường hợp

Cách xưng hô trong tiếng Nhật có sự khác biệt rõ ràng tùy theo ngữ cảnh: trong gia đình, trường học, công ty hay với người lạ, thể hiện mức độ tôn trọng và quan hệ giữa các bên trong giao tiếp. Nếu không xưng hô đúng, bạn có thể vô tình gây mất thiện […]

Xem chi tiết image
Thumbnail ngữ pháp N2

120+ Mẫu ngữ pháp N2 tiếng Nhật kèm PDF đầy đủ và miễn phí

Ngữ pháp N2 là một trong những phần quan trọng cần nắm vững để chinh phục kỳ thi JLPT N2. Với hơn 120 mẫu ngữ pháp, người học cần có phương pháp học tập hiệu quả để ghi nhớ và vận dụng đúng ngữ cảnh. Ở bài viết này, Trung tâm Nhật ngữ HanoiLink sẽ […]

Xem chi tiết image
Từ vựng tiếng Nhật N4

Tổng hợp từ vựng tiếng Nhật N4 có phiên âm đầy đủ nhất

Từ vựng tiếng Nhật N4 là level kế tiếp mà người học cần chinh phục sau khi đã hoàn thành trình độ N5, giúp mở rộng khả năng giao tiếp và nghe hiểu tiếng Nhật. Ở cấp độ này, bạn cần nắm vững tối thiểu khoảng 800 từ vựng N4, bao gồm các danh từ, […]

Xem chi tiết image
Xem tất cả Icon arrow
Icon top