Icon close

Chào mừng các bạn đã đến với bài viết tìm hiểu về Nhẫn giả, hay Ninja, phần 2. Ở trong phần đầu tiên của bài viết, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về định nghĩa Ninja là gì. Ngoài ra, chúng ta cũng đã cùng nhau nói về lịch sử hình thành, trang phục, cũng như là những đặc điểm trong chiến đấu của Ninja. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm những nét thú vị khác về Ninja nữa nhé!

Ninja là những bậc thầy parkour.

Parkour, hay nghệ thuật leo trèo, là những kỹ thuật mà các ninja đã trở nên thành thạo. Các Nhẫn giả thường tập luyện bằng cách nhảy qua các vật cản, qua các bức tường, chạy tốc độ các trên các mái nhà mà không gây ra tiếng động. Việc luyện tập chăm chỉ từ ngày này qua ngày khác tạo nên cho ninja một sức bật cũng như là sự dẻo dai vượt trội so với người thường.

Ngoài ra, các ninja còn luyện tập thêm các kỹ năng bám vịn những điểm bám nhỏ, tập nhảy vượt qua các vật cản không quá cao như những bức tường thấp hay từ mái nhà này sang mái nhà khác. Do có hành tung kỳ bí, nên những nhẫn giả thường được dân gian thêm thắt thêm các chi tiết, làm cho họ đươc nhắc đến như là có khả năng đi mây về gió, và tàng hình.

Tìm hiểu về hệ thống Nhẫn Cụ của Ninja.

Do đặc thù công việc phải hoạt động và xâm nhập vào các khu vực được canh gác nghiêm ngặt của đối phương, nên các ninja thường phải dùng rất nhiều những công cụ hộ trợ việc xâm nhập. Do phải di chuyển một cách lén lút và hành động mau lẹ, nên các dụng cụ mà các ninja sử dụng đều phải gọn nhẹ và hầu hết là thô sơ, đòi hỏi kỹ thuật sử dụng cao, và có thể phục vụ nhiều mục đích.

Có thể kể đến như các đoạn dây thừng có móc sắt được các ninja sử dụng để leo lên các bức tường cao. Kỹ năng này yêu cầu các nhẫn giả phải ném chiếc móc sắt thật chính xác vào đỉnh của bức tường, và phải có thể lực tốt để leo lên. Đoạn dây thừng có móc sắt là là loại nhẫn cụ rất thô sơ, và có thể được cuộn tròn mang theo bên người dễ dàng.

Ngoài ra, nếu các bạn hay xem các bộ phim cũng như là truyện tranh về ninja, các bạn có thể biến đến rất nhiều những loại nhẫn cụ hữu dụng khác mà các ninja sử dụng. Ví dụ như chiếc dây xích sắt có gắn lưỡi liềm ở trên, mảnh vải vuông lớn để các ninja có thể nguỵ tranh giữa các bức tường,… Do thời lượng viết bài có hạn nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ không đi sau vào từng loại nhẫn cụ một được.

Xem thêm: Tìm hiểu về thế giới Nhẫn giả (Shinobi – Ninja) đầy bí ẩn (Phần 1)

Ninja thường đem theo bên mình những loại bom khác nhau để dùng khi cần thiết. Những loại bom này là bom khói, bom nổ, và bom khí độc.

Những bí ẩn thú vị về Nhẫn giả.

Ít ai biết được rằng, các ninja được luyện tập để bảo vệ bản thân mình khỏi những chiến binh Samurai. Nhiệm vụ của các samurai đó chính là bảo vệ chủ nhân của mình, còn nhiệm vụ của các ninja đó chính là ám sát vị chủ nhân đó. Cho nên việc 2 bên đụng độ với nhau là chuyện xảy ra bình thường. Nguyên tắc của trường phải võ Ninja đó chính là: Tẩu thoát khi có thể, nếu không thể chạy được nữa thì mới quay lại chiến đấu. Đối với một ninja thì không có gì là trái đạo lý cả. Họ có thể ném cát vào mắt của quân địch, đánh vào chỗ hiểm của đối phương, ra tay hạ sát khi kẻ thù đã bị ngã,… bất cứ việc gì để hoàn thành nhiệm vụ và bảo vệ tính mạng của họ.

Xem thêm: Samurai: Những điều mà bạn chưa biết! (Phần 1)

Ninjutsu – Môn võ của các Ninja

Ninja có hẳn một trường phái võ thuật, đó chính là Ninjutsu. Tại thời kỳ hưng thịnh của các ninja, thì môn võ này thiên về nghệ thuật của sự rón rén và kiên nhẫn. Môn võ này đào tạo cho các ninja các kỹ năng: sử dụng thân thể của người khác bằng vũ khí, chiến đấu bằng kiếm, gậy và tay không; sử thuật hoá trang, thuật lặn dưới ngưới, thuật tẩu thoát, kỹ năng cưới ngựa,…

Ngày nay, trên thế giới có hẳn một trường dạy Ninjutsu nổi tiếng mang tên Togakyre-Ru. Trung tâm giảng dạy Ninjitsu hiện đại chia chương trình ra gồm 8 phần: đánh bằng tay không, nhào lộn, đánh bằng côn gỗ, sử dụng vũ khí lạnh và ném liệng địch thủ, đánh bằng dây xích và kiếm, cách tẩu thoát và đột nhập vào những nơi đã đóng kín, nghệ thuật ngụy trang, và cuối cùng là chiến lược tác chiến.

Tổng kết

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về những điều thú vị, ít người biết về các nhẫn giả, hay các ninja. Cảm ơn các bạn đã theo dõi cả 2 phần của bài viết này. Hẹn gặp các bạn vào các bài viết sau nhé!

 

Chia sẻ:

Tin tức nổi bật khác

Cách xưng hô trong tiếng Nhật

Các cách xưng hô trong tiếng Nhật chuẩn theo mọi trường hợp

Cách xưng hô trong tiếng Nhật có sự khác biệt rõ ràng tùy theo ngữ cảnh: trong gia đình, trường học, công ty hay với người lạ, thể hiện mức độ tôn trọng và quan hệ giữa các bên trong giao tiếp. Nếu không xưng hô đúng, bạn có thể vô tình gây mất thiện […]

Xem chi tiết image
Thumbnail ngữ pháp N2

120+ Mẫu ngữ pháp N2 tiếng Nhật kèm PDF đầy đủ và miễn phí

Ngữ pháp N2 là một trong những phần quan trọng cần nắm vững để chinh phục kỳ thi JLPT N2. Với hơn 120 mẫu ngữ pháp, người học cần có phương pháp học tập hiệu quả để ghi nhớ và vận dụng đúng ngữ cảnh. Ở bài viết này, Trung tâm Nhật ngữ HanoiLink sẽ […]

Xem chi tiết image
Từ vựng tiếng Nhật N4

Tổng hợp từ vựng tiếng Nhật N4 có phiên âm đầy đủ nhất

Từ vựng tiếng Nhật N4 là level kế tiếp mà người học cần chinh phục sau khi đã hoàn thành trình độ N5, giúp mở rộng khả năng giao tiếp và nghe hiểu tiếng Nhật. Ở cấp độ này, bạn cần nắm vững tối thiểu khoảng 800 từ vựng N4, bao gồm các danh từ, […]

Xem chi tiết image
Ngữ pháp N3

Tổng Hợp Ngữ Pháp N3: Cấu Trúc, Ý Nghĩa và Ví Dụ Cụ Thể

Nếu bạn đang ôn luyện tiếng Nhật thì chắc hẳn không xa lạ với kỳ thi JLPT gồm 5 cấp độ. Trong đó, N3 là cột mốc trung cấp quan trọng, thể hiện khả năng đọc hiểu nội dung phức tạp và giao tiếp tự tin. Để đạt trình độ này, việc nắm vững ngữ […]

Xem chi tiết image
Cấu trúc đề thi JLPT

Cấu Trúc Đề Thi JLPT Chi Tiết Theo Từng Cấp Bậc N5 – N1

JLPT (Japanese-Language Proficiency Test) là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật được thiết kế theo 5 cấp độ từ N5 (dễ nhất) đến N1 (khó nhất). Hiểu rõ cấu trúc đề thi JLPT giúp thí sinh có chiến lược ôn luyện phù hợp, phân bổ thời gian làm bài hợp lý để có […]

Xem chi tiết image

Hanoilink tổ chức lễ Bế giảng và Khai giảng cho các đoàn thực tập sinh Nhật Bản

Ngày 12/04/2025, tại Trung tâm Nhật ngữ và Xuất khẩu lao động Hanoilink, buổi lễ Bế giảng và Khai giảng dành cho các đoàn thực tập sinh đã được tổ chức long trọng, ghi dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình học tập và làm việc của các bạn trẻ chuẩn bị sang […]

Xem chi tiết image
Xem tất cả Icon arrow
Icon top