Icon close

Sumo là một bộ môn võ thi đấu “quốc hồn quốc tuý” của Nhật Bản đã có lịch sử phát triển hơn 1500 năm.

Môn thể thao đấu võ Sumo ở Nhật Bản.

Sumo là môn thể thao được ưa chuộng nhất nhì tại Nhật Bản. Mỗi năm có 6 giải sumo lớn được tổ chức tại đây.

Hiện nay đang có khoảng 650 võ sĩ sumo đang thi đấu chuyên nghiệp, được chia làm 6 hạng võ sĩ khác nhau. Các võ sĩ sẽ phải thi đấu liên tục trong vòng từ 2 đến 3 năm để có thể leo lên được 2 hạng đầu tiên. Các võ sĩ ở 2 hạng võ sĩ đầu tiên có một cuộc sống rất thoải mái, với mức lương mỗi tháng rất khủng, tối thiểu từ 270 triệu một tháng và có thể lên đến 1,3 tỷ đồng mỗi tháng.

Các võ sĩ từ hạng 3 trở đi sẽ không được phép đi ra ngoài, phải tiếp tục luyện tập gian khổ trong các lò đào tạo. Không lương, không điện thoại, không bạn gái chính là cuộc sống của những võ sĩ này. Ví dụ nếu một võ sĩ hạng 2 nếu chẳng may bị chấn thương và bị rớt xuống hạng 3, thì anh ta sẽ phải bỏ rơi vợ con của mình để quay trở lại với lối luyện tập kỷ luật thép của các lò đào tạo.

Chế độ ăn uống và luyện tập.

Hàng ngày, các sumo sẽ phải luyện tập vào lúc 5 giờ sáng khi dạ dày vẫn còn đang trống rỗng. Sau khi luyện tập cực nhọc, họ sẽ không ăn sáng mà thay vào đó sẽ nhịn ăn. Các chuyên gia về béo phì cho biết việc nhịn ăn sáng sẽ khích thích việc ăn nhiều hơn cần thiết vào các bữa tiếp theo, kích thích sự tăng cân cho các võ sĩ Sumo. Một võ sĩ Sumo có thể nặng tới hơn 400kg.

Mỗi bữa ăn của một sumo có thể bằng với khẩu phần ăn của 10 người gộp lại. Các sumo thường ăn lẩu với thịt và rau, cùng với lại những bát cơm lớn. Ngoài ra bia cũng là một nhân tố giúp tăng cân nhanh chóng. Mỗi bữa một sumo có thể uống tới 6 chai bia để tăng cân.

Sau khi ăn xong các sumo bắt buộc phải đi ngủ ngay để kích thích tăng cân. Cân nặng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với một sumo.

Cuộc sống cực khổ của những sumo tân binh.

Các tân binh nếu muốn được trở thành một sumo thì thường sẽ được gửi vào các lò đào tạo khi tuổi đời từ 15 đến 23 tuổi. Khác với các câu lạc bộ bóng đá là các cầu thủ có thể tự do chuyển nhượng từ câu lạc bộ này sang câu lạc bộ khác, các sumo một khi đã vào trong các lò đào tạo thì sẽ phải gắn bó cả đời với lò đào tạo đó, và chỉ có thể rời đi một khi đã giải nghê.

Các tân binh khi mới bước chân vào các lò đào tạo thường phải trải  qua một quá trình hành hạ từ các bậc đàn anh để quen dần với kỷ luật thép tại các lò sumo. Một Sumo đương kim vô địch từng chia sẻ: “Hiện giờ các bạn nhìn thấy tôi với khuôn mặt đầy vui vẻ với nụ cười trên môi, nhưng tôi vẫn không thể nào quên được quãng thời gian mới vào lò đào tạo sumo và bị các đàn anh đánh đập 45 phút mỗi ngày. Tôi biết họ làm vậy cũng chỉ là muốn tốt cho tôi, là muốn tôi trở nên lỳ đòn hơn, nhưng cảm giác đau đớn trong 20 phút đầu tiên khi bị đánh thì tôi mãi không thể nào vượt qua được. Dần dần thì tôi trở nên lỳ đòn hơn, và không còn cảm thấy khó chịu như ban đầu nữa”.

Võ sĩ Sumo với cuộc sống bên ngoài

Khi đi ra bên ngoài, các võ sĩ sumo bắt buộc phải mặc theo trang phục truyền thống của Nhật Bản. Ngoài ra, họ cũng bị bắt phải để tóc dài búi tó để theo đúng truyền thống của các sumo. Tuy luyện tập mỗi ngày và ra nhiều mồ hôi với mái tóc dài, tuy nhiên các sumo chỉ gội đầu 2 đến 4 lần mỗi tháng. Họ thường xuyên phải đem theo một lọ dầu thơm bôi lên tóc để khử đi mùi mồ hôi.

Các võ sĩ sumo khi nói chuyện với người bên ngoài phải tuân theo quy tắc nói chuyện nhỏ nhẹ, kín đáo. Đây là những nguyên tắc theo hình tượng “một người cao quý” mà bất kỳ một sumo nào cũng phải tuân theo.

Tổng kết

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu qua về cuộc sống của các võ sĩ sumo trong bài viết này rồi. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau nhé.

 

 

Chia sẻ:

Tin tức nổi bật khác

Lỗi phát âm tiếng Nhật

Lỗi Phát Âm Tiếng Nhật Thường Gặp Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Phát âm là nền tảng quan trọng trong giao tiếp tiếng Nhật, nhưng cũng là kỹ năng mà nhiều người học thường mắc lỗi. Một số lỗi phát âm tiếng Nhật thường gặp như nhầm lẫn trường âm, âm gió hay trọng âm là điều không hiếm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc […]

Xem chi tiết image
Tổng hợp ngữ pháp N4

Tổng hợp ngữ pháp N4 theo chủ đề thường gặp trong bài thi JLPT

JLPT N4 là cấp độ thứ hai trong hệ thống kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT), nằm giữa N5 (cơ bản) và N3 (trung cấp). Ở trình độ này, bạn sẽ được học những mẫu câu phức tạp hơn, giúp diễn đạt suy nghĩ một cách trôi chảy, rõ ràng. Đây cũng là bước […]

Xem chi tiết image
Cách xưng hô trong tiếng Nhật

Các cách xưng hô trong tiếng Nhật chuẩn theo mọi trường hợp

Cách xưng hô trong tiếng Nhật có sự khác biệt rõ ràng tùy theo ngữ cảnh: trong gia đình, trường học, công ty hay với người lạ, thể hiện mức độ tôn trọng và quan hệ giữa các bên trong giao tiếp. Nếu không xưng hô đúng, bạn có thể vô tình gây mất thiện […]

Xem chi tiết image
Thumbnail ngữ pháp N2

120+ Mẫu ngữ pháp N2 tiếng Nhật kèm PDF đầy đủ và miễn phí

Ngữ pháp N2 là một trong những phần quan trọng cần nắm vững để chinh phục kỳ thi JLPT N2. Với hơn 120 mẫu ngữ pháp, người học cần có phương pháp học tập hiệu quả để ghi nhớ và vận dụng đúng ngữ cảnh. Ở bài viết này, Trung tâm Nhật ngữ HanoiLink sẽ […]

Xem chi tiết image
Từ vựng tiếng Nhật N4

Tổng hợp từ vựng tiếng Nhật N4 có phiên âm đầy đủ nhất

Từ vựng tiếng Nhật N4 là level kế tiếp mà người học cần chinh phục sau khi đã hoàn thành trình độ N5, giúp mở rộng khả năng giao tiếp và nghe hiểu tiếng Nhật. Ở cấp độ này, bạn cần nắm vững tối thiểu khoảng 800 từ vựng N4, bao gồm các danh từ, […]

Xem chi tiết image
Ngữ pháp N3

Tổng Hợp Ngữ Pháp N3: Cấu Trúc, Ý Nghĩa và Ví Dụ Cụ Thể

Nếu bạn đang ôn luyện tiếng Nhật thì chắc hẳn không xa lạ với kỳ thi JLPT gồm 5 cấp độ. Trong đó, N3 là cột mốc trung cấp quan trọng, thể hiện khả năng đọc hiểu nội dung phức tạp và giao tiếp tự tin. Để đạt trình độ này, việc nắm vững ngữ […]

Xem chi tiết image
Xem tất cả Icon arrow
Icon top