Tin Nhật Bản

Tìm hiểu tỉnh Aomori Nhật Bản – Đôi nét về vị trí địa lý, khí hậu

03:16 11/06/2019

Tỉnh Aomori Nhật Bản là tỉnh ở cực Bắc của Tohoku. Aomori được biết đến với thiên nhiên đa dạng, các sản phẩm về táo và các lễ hội mùa hè Nebuta mà có lẽ là lễ hội tuyệt nhất ở Tohoku. Khu vực này tập trung khá nhiều lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc trong các ngành nghề chế biến thực phẩm, thủy sản, nông nghiệp.

Giới thiệu về tỉnh Aomori Nhật Bản

Aomori (Nhật: 青森県 (Thanh Sâm Huyện) Hepburn: Aomori-ken?) là một tỉnh của Nhật Bản, thuộc vùng Tohoku, ở đầu tận cùng Tây Bắc của đảo Honshu. Tỉnh lỵ là thành phố Aomori.

Tỉnh Aomori Nhật Bản có diện tích 9.645,59 km2 đứng thứ 8 của cả nước. dân số có khoảng 1.308 triệu dân xếp thứ 31 ở Nhật Bản với thu nhập bình quân theo đầu người là JP¥ 2,405 triệu.

Tỉnh Aomori có trung tâm hành chính (thủ phủ) là thành phố Aomori. Ngoài thành phố Aomori, tỉnh này còn có 9 thành phố khác và có 22 thị trấn và 8 làng nằm trong 8 quận: Hachinohe, Kuroishi, Misawa, Mutsu, Towada, Tsugaru, Goshogawara, Hirosaki

Một vài trường đại học ở Akita:

  • Trường đại học Aomori Chuo Gakuin
  • Trường công lập Aomori
  • Trường tư thục Aomori
  • Trường y tế và phúc lợi Aomori
  • Trường Hachinohe Gakuin
  • Học viện công nghệ Hachinohe
  • Trường đại học Hirosaki Gakuin
  • Trường đại học Hirosaki
  • Trường đại học y tế và phúc lợi Hirosaki
  • Trường nữ sinh Tohoku
  • Trường đại học Kitasato (Khu đại học Towada)

Vị trí địa lý tỉnh Aomori Nhật Bản

Aomori là tỉnh ở cực Bắc của Tohoku, sở hữu một bờ biển rộng trải dài theo cả ba hướng Bắc, Đông và Tây.

Thành phố Aomori là trung tâm hành chính của tỉnh Aomori, ở vùng Tohoku trên đảo Honshū. Thành phố đối diện với Vịnh Mutsu, nằm trên đường nối Eo biển Tsugara và dãy Hakkoda ở phía Nam tỉnh Aomori. Ở đây có cảng biển lớn nhất tỉnh. Trước khi đường hầm Seikan đi vào hoạt động, lối chính vào đảo Honshu của người dân từ Hokkaido là phải đi bằng phà từ Hokkaido tới thành phố Hakodate.

Khí hậu tỉnh Aomori Nhật Bản 

Khí hậu ở Aomori gần như luôn ở mùa đông với tuyết và lạnh lẽo. Thành phố và phụ cận luôn có tuyết rơi rất dày, có thể nói là tuyết nặng hạt nhất trong các thành phố Nhật Bản.

Vào mùa hè, cơn gió Yamase thổi vào từ phía đông, làm cho khí hậu mát mẻ. Bên cạnh đó, lớp sương mù dày đặc cũng thường xuất hiện ở vùng núi. Chính vì lớp sương mù này, các chuyến bay tới sân bay Aomori thường bị huỷ bỏ.

Giao thông ở tỉnh Aomori Nhật Bản

Tỉnh có sân bay quốc tế Aomori, có 14 ga của 3 tuyến đường sắt đô thị trong đó ga chính là Hachinohe liên kết cả 3 tuyến và có shinkansen đỗ.

Ga xe lửa Aomori ở nằm ở khu ngoại ô, gần cảng Aomori. Ga tàu này thuộc Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản, là ga cuối cùng của đường tàu Tohoku và Ōu. Công ty đường sắt Hokkaido cũng khai thác tuyến tàu đến Hachinohe trên đoạn đường Tohoku này, ngoài ra công ty còn sở hữu đoạn đường Tsugaru Kaikyo để đi về phía bắc bằng cách đi qua đường hầm Seikan đến Hokkaido.

Phà đến Hakodate thuộc Phà Seikan luôn sẵn có, và mất khoảng 4 giờ để đi từ Aomori đến Hakodate bằng phà.

Địa điểm du lịch ở Aomori Nhật Bản 

Aomori đem đến cho du khách những ấn tượng về vô số những địa điểm tham quan hấp dẫn, bao gồm cả lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và ẩm thực – bên cạnh đó là những điểm dừng chân thú vị theo từng mùa trong năm giữ chân khách du lịch mỗi lần trở lại.

Vịnh Aomori

Vịnh Aomori đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm mới mẻ như những công trình kiến trúc độc đáo hay những cửa hàng mua sắm.

Thành cổ Hirosaki

Thành cổ Hirosaki là một trong những điểm ngắm hoa anh đào đẹp nhất trong nước. Xuân đến, hàng ngàn cây hoa anh đào đua nhau khoe sắc, một cảnh sắc động lòng người.

Hachinohe

Hachinohe hứa hẹn mang đến cho du khách những bờ biển thơ mộng, hải sản tươi ngon vào những phiên chợ sáng hay trải nghiệm cuộc sống về đêm ở những làng chài ven biển. Con người ở Hachinohe rất thân thiện và mến khách.

Nebuta

Lễ hội Nebuta là lễ hội Tanabata lớn nhất trong số ba lễ hội lớn ở vùng Tohoku. Lễ hội được tổ chức hằng năm từ mùng 2 đến mùng 7 tháng 8 tại thành phố Aomori.

Điểm nổi bật của lễ hội chính là buổi diễu hành của những chiếc đèn lồng khổng lồ đầy màu sắc cùng với trống taiko, các nhạc công và vũ công.

Shirakami Sanchi

Shirakami Sanchi được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, với những cánh rừng trù phú thu hút những du khách thích khám phá miền Tây Aomori. Nơi đây được biết đến với những cánh rừng sồi nguyên sinh, thác nước Anmon no taki và nhiều loài động vật hoang dã.

Bảo tàng nghệ thuật quận Aomori

Kiệt tác kiến trúc này được thiết kế bởi Jun Aoki, làm du khách liên tưởng đến những đường hầm được khai quật ở di tích gần đó, hay các phòng triển lãm của các nghệ sỹ từ khắp nơi trên thế giới.

Cánh đồng lúa nghệ thuật

Đến thăm làng Inakadate, khoảng giữa tháng 6 và tháng 10, bạn sẽ có dịp được thưởng thức nghệ thuật gặt lúa (hay còn được biết đến là Nghệ thuật Tanbo Nhật Bản).

Những tác phẩm được thiết kế tỉ mẩn này là kết quả của việc trồng nhiều loại lúa với màu sắc khác nhau và sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh – hoàn hảo với những vị trí quan sát gần đó

Táo Aomori

Aomori được du khách Nhật Bản biết đến với cái tên “vùng đất táo”, không những vậy, du khách quốc tế còn biết đến Aomori như nơi trồng táo lớn nhất Nhật Bản.

Du khách còn có cơ hội được trực tiếp thu hoạch táo ở Hirosaki Apple Park – với hơn 1,300 cây táo và 65 giống táo khác nhau.

Ẩm thực ở tỉnh Aomori Nhật Bản

Ngoài những điểm đến hút khách du lịch ở Aomori, bạn cũng nên nghỉ lại để thưởng thức ẩm thực độc đáo ở tỉnh Aomori này nhé.

Kenoshiru

Kenoshiru (cháo) là một loại Miso Soup, thường được ăn vào mùa đông và được xem là một món ăn truyền thống nổi tiếng trong những ngày lễ Tết ở Aomori. Nó được nấu với nhiều loại rau củ như cà rốt, củ cải daikon, cây ngải, đậu hũ chiên xào, thực vật hoang dã có thể ăn được, bao gồm các thành phần khác như cây cối núi hoang dã Fuki.

Ichigo-ni

Đó là một món canh được làm bằng nhím biển và bào ngư thái lát hoặc bao ngư nguyên con, thêm muối và nước tương. Ở đây tên “Ichigo-ni” có nghĩa là “Dâu tây luộc”. Mặc dù, dâu tây không được sử dụng để nấu. Những con nhím biển nổi trong súp được cho là giống dâu tây hoang dã, đó là lý do tại sao chúng ta đặt tên nó là Ichogo-ni.

Hachinohe Senbei-Jiru

Thành phần chính của món ăn này là bánh quy giòn hoặc được gọi là Nanbu Senbei. Bạn có thể tiêu thụ nó như là bữa ăn nhẹ buổi tối của bạn. Ngoài ra, có một cách khác có thể thưởng thức hương vị của nó. Hãy làm một món hầm có chứa các thành phần như các loại rau tươi, cá, thịt và nấm. Sau đó, bẻ bánh quy thành miếng và sau đó ngâm tất cả. Bây giờ, đã đến lúc thưởng thức hương vị của bánh gạo nướng ngâm trong nước dùng.

Kaiyaki-Miso

Kaiyaki-Miso là một món ăn rất đơn giản được làm bằng sò điệp sau đó ngâm trong Miso. Sau đó, nó được nấu chín trong vỏ sò điệp lớn, không cần chảo. Các món ăn được cho là rất bổ dưỡng và người bệnh thường ăn nó.

Facebook Comments Box

ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐƠN HÀNG