Tin Nhật Bản

Những điều hiếm có ai biết về Kimono Nhật Bản!

07:43 25/12/2018

Khi nhắc tới Việt Nam, thì mọi người sẽ nhắc tới áo dài. Còn khi nhắc tới Nhật Bản, chúng ta không thể không nhắc tời chiếc áo Kimono. Kimono theo tiếng Nhật có nghĩa là trang phục nói chung. Tuy nhiên theo chiều dài lịch sử văn hóa của mình, thì Nhật Bản đã dần ngầm quy định Kimono là loại áo có đặc trưng giống như ngày nay chúng ta vẫn biết.

Lịch sử ra đời Kimono Nhật Bản

Kimono đã trở thành quốc phục của Nhật Bản trong suốt 1000 năm trở lại đây. Những bộ Kimono mà chúng ta biết đến như hiện nay được ra đời từ những năm 800, vào thời Heian. Từ thời điểm đó đến những năm 1800, những bộ Kimono thường được làm vô cùng cầu kỳ và tỷ mỷ, thường được bố mẹ truyền lại cho con cái như một vật gia truyền.

Từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, Nhật Bản bị ảnh hưởng mạnh bởi văn hóa phương Tây. Người dân được khuyến khích ăn mặc những quần áo đơn giản giống phương Tây để ra đường. Kimono khi đó ngày càng ít được sử dụng hơn. Từ đó đến nay, người dân Nhật Bản chỉ sử dụng những bộ Kimono vào những dịp tết, những lễ hội văn hóa, đám cưới và vào những dịp quan trọng. Tầm quan trọng của những bộ Kimono từ đó cũng được đẩy lên cao.

Nếu các bạn không chỉ muốn được mặc bộ Kimono, mà còn muốn mặc nhiều trang phục truyền thống của các nước khác nữa, mời các bạn tham khảo: Du học nước nào chi phí thấp tại Châu Á

Cách may

Kimono thường được cấu tạo từ 4 mảnh chính. 2 mảnh tạo thành thân áo và 2 mảnh để may 2 tay. Ngoài ra Kimono còn có các miếng vải nhỏ khác để may cổ áo và các miếng lót ở bên trong.

Có 2 cách thức để tạo họa tiết cũng như hoa văn cho Kimono.

Cách thứ nhất là may Kimono từ loại vải Tsumugi. Đây là loại vải được dệt từ những sợi nhuộm khác nhau. Khi may áo từ loại vải này thì khi xong Kimono sẽ có luôn cả màu nền cũng như cả họa tiết hoa văn.

Cách thứ hai là may Kimono từ loại vải trắng. Sau đó họ mới đem chiếc Kimono đi nhuộm màu và vẽ, cũng như thêu họa tiết lên trên.

Cách thức mặc Kimono Nhật Bản

Cách thức mặc Kimono khá phức tạp và có những quy tắc mặc riêng. Nhưng về cơ bản nhất, Kimono phải được quấn từ bên phải vào trước rồi mới đến bên trái. Người Nhật chỉ quấn theo chiều ngược lại khi đi dự tang lễ mà thôi.

Nếu các bạn muốn được đi sang Nhật để có thể mặc bộ áo Kimono, mời các bạn tham khảo: Chi phí sinh hoạt và học phí của các trường đại học bên Nhật

Các loại Kimono và kiểu dáng

Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, có màu tối và thường được in gia huy của dòng họ. Màu sắc trang trọng nhất chính là màu đen.

Kimono dành cho phụ nữ thường chỉ có một cỡ. Người mặc thường phải dùng đai lưng và các miếng vải để bó bộ trang phục lại sao cho vừa với thân mình.

Có 8 loại Kimono truyền thống của Nhật Bản, mà mỗi loại lại được dùng vào những tình huống khác nhau.

Tsumugi

Đây là loại Kimono dành cho tầng lớp nông dân và thường dân

Furisode

Là loại Kimono dành cho con gái chưa lấy chồng. Furisode thường được làm bằng loại lụa có chất lượng tốt, màu sắc sặc sỡ.

Yukata

Là loại Kimono được làm bằng cotton, được mặc trong mùa hè, và có kiểu dáng khá đơn giản. Các bạn học sinh khi đi du học Nhật Bản thường lựa chọn loại Kimono này để mua và mặc.

Houmongi

Được mặc bởi phụ nữ đã có chồng, màu sắc thường tối hơn những loại dành cho phụ nữ chưa chồng. Thường được mặc vào các dịp đám cưới

Tomesode

Là loại áo dành cho phụ nữ đã kết hôn, ngoài ra còn được đính gia huy ở trên áo. Được dùng cho đám cưới của họ hàng gần.

Mofuku

Được mặc khi dự đám tang của họ hàng gần. Chỉ có duy nhất một màu đen

Shiromaku

Đây là trang phục cưới truyền thống của các cô gái Nhật Bản. Nếu đám cưới được tổ chức theo hình thức hiện đại thì hôn lễ sẽ được tổ chức ở nhà hàng, và cô dâu sẽ mặc váy cưới hiện đại. Còn nếu hôn lễ được tổ chức theo đúng truyền thống thì cô dâu sẽ mặc loại trang phục này. Chiếc áo này được may rất dài, có thể tỏa tròn xòa kín đất, và cô dâu sẽ cần phải có người giúp đỡ thì mới di chuyển được với bộ áo này. Shiromaku được may duy nhất chỉ một màu, đó chính là màu trắng, tượng trưng cho sự tinh khiết trong thể xác cũng như tâm hồn của cô dâu.

Tsukesage

Được dùng vào các buổi trà đạo, cũng như là đi dự đám cưới của bạn bè. Có họa tiết thiên nhiên như hoa và cành cây, màu sắc trang nhã

Facebook Comments Box

ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐƠN HÀNG