Hanoilink định hướng giao tiếp, sinh hoạt cho thực tập sinh đi Nhật
06:19 07/07/2023
Để thực tập sinh đi Nhật và các bạn du học sinh có thể dễ dàng hòa nhập và ổn định cuộc sống mới tại Nhật Bản, việc nhận được định hướng cơ bản về cách giao tiếp và sinh hoạt của người Nhật là rất quan trọng. Bạn đang quan tâm hãy cùng Trung tâm xuất khẩu Hanoilink tham khảo ngay trong bài viết này nhé!
Nhật Bản và Việt Nam, hai quốc gia phương Đông, có những khác biệt văn hóa giao tiếp. Để tránh những tình huống khó xử khi học tập và làm việc tại Nhật Bản, hãy lưu ý các điều sau:
Nghi thức cúi chào của người Nhật
Trong gặp một người Nhật lần đầu, không thể thiếu nghi thức cúi chào. Cúi chào là nét văn hóa đặc trưng của người Nhật, mang nhiều ý nghĩa và hàm ý. Trong văn hóa Nhật Bản, nếu mình cúi chào trong khi người kia vẫn đứng thẳng, đó thực sự là bất lễ. Vì vậy, khi gặp nhau, cả hai người sẽ cùng cúi chào.
Người Nhật có ba kiểu cúi chào: Saikeirei, Futsuurei, Eshaku. Với cấp trên và người lớn tuổi, chúng ta cúi sâu 90 độ; với bạn bè và hầu hết mọi người, chúng ta cúi 30 độ; còn với những người trẻ tuổi, chúng ta cúi 15 độ. Hiểu ý nghĩa của việc cúi chào sẽ giúp bạn giao tiếp với người Nhật một cách lịch sự hơn.
Nam: Hai bàn tay duỗi thẳng, khép ngón, khép hai cánh tay sát bên sườn, và cúi xuống.
Nữ: Hai tay duỗi thẳng, tạo hình chữ V, ngón tay phải đặt trên bàn tay trái, sau đó từ từ cúi chào.
Người Nhật trao danh thiếp sau chào hỏi
Người Nhật chào hỏi rồi trao danh thiếp. Họ không giới thiệu chi tiết về bản thân như chức vụ, nghề nghiệp hay liên lạc cá nhân… Chỉ cần qua danh thiếp là có thể biết được những điều này.
Khi trao danh thiếp, người Nhật luôn hướng nó về đối phương, để đối tác nhìn thấy toàn bộ. Nếu lỡ lộn ngược sẽ được coi là không tôn trọng.
Khi đến chơi nhà
Khi đến chơi nhà người Nhật, cần chú ý quan trọng về xưng hô, ăn uống, quà cáp… để duy trì mối quan hệ tốt. Những điều kiêng kỵ khi chọn quà cho người Nhật cũng cần được lưu ý:
1. Tránh quà có số lượng là số 4: Số 4 trong tiếng Nhật phát âm giống với từ “tử” có nghĩa là cái chết, do đó được coi là biểu tượng xui xẻo.
2. Tránh màu trắng và đỏ trong quà tặng: Màu trắng thường được liên kết với tang lễ và mất mát, trong khi màu đỏ thường dành cho các dịp lễ hội và không phù hợp trong tình huống chính thức.
3. Hạn chế việc chọn quà quá đắt đỏ: Việc tặng quà quá đắt có thể gây áp lực và tạo cảm giác mất lòng đối với người nhận. Đối với người Nhật, sự khiêm tốn và tình cảm chân thành hơn là giá trị vật chất.
4. Chọn quà tặng phản ánh văn hóa địa phương: Nếu bạn đến từ một quốc gia khác, hãy chọn quà có tính đặc trưng về văn hóa và địa phương của bạn. Điều này sẽ được đánh giá cao và tạo thêm liên kết giữa hai nền văn hóa.
5. Bao bọc quà tặng cẩn thận: Trình bày quà tặng một cách đẹp mắt và chú ý đến cách bao bọc. Sử dụng giấy gói quà và dùng hai tay để trao quà là những thái độ tôn trọng và quan tâm.
Văn hóa giao tiếp bằng mắt
Trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản, nhìn thẳng vào người đối thoại được coi là thiếu lịch sự và không đúng mực. Thay vào đó, người Nhật thường tránh ánh mắt trực tiếp và hướng sự chú ý vào các vật trung gian như caravat, cuốn sách, đồ nữ trang hay lọ hoa, hoặc đơn giản là cúi đầu và nhìn sang bên.
Sự im lặng trong giao tiếp
Người Nhật họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều; và họ quan tâm nhiều đến hành động hơn là lời nói. Ví như trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.
Trang phục thể hiện văn hóa giao tiếp
Nguyên tắc là sang trọng và hợp mốt. Người Nhật rất để ý và coi trọng chất lượng, đẳng cấp. Ăn mặc xuềnh xoàng bị coi là thiếu sự tôn trọng họ. Ngoài trang phục truyền thống nổi tiếng là Kimono thường được mặc trong các mùa lễ hội, thì trong đời sống hàng ngày thì cách ăn mặc cần thể hiện được sự sang trọng và phù hợp với người mặc nhất là phụ nữ cần ăn mặc kín đáo.
Lưu ý khi vẫy tay khi gọi ai đó
Khi muốn vẫy tay để gọi một ai đó thì nên để thẳng tay và lòng bàn tay hướng xuống, sau đó vẫy vẫy các ngón tay xuống, nếu bạn cong một vài ngón tay trong không khí thì đó được coi là sự tục tĩu trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản.
Nếu bạn chỉ tay vào một ai đó thì bạn đã mắc phải một lỗi giao tiếp rất nghiêm trọng. Thay vì chỉ tay vào đối phương bạn hãy mở rộng bàn tay ngửa lên như đang bưng một cái mâm và chỉ về hướng của người đó.
Cử chỉ gật đầu
Khi đang lắng nghe người khác nói, người Nhật Bản sẽ thường nở nụ cười hoặc thể hiện bằng những cái gật đầu nhẹ. Cái gật đầu chính những câu từ lịch sự nhất mà chúng ta không thể tìm thấy được trong các loại ngôn ngữ khác.
Văn hóa xin lỗi, cảm ơn
Ở Nhật, có rất nhiều từ, cụm từ mang ý nghĩa xin lỗi, cảm ơn. Xin lỗi lịch sự, xin lỗi vì vấn đề nghiêm trọng, xin lỗi với thái độ hối lỗi, xin lỗi vì muốn khiêm nhường, xin lỗi nguyên câu, hoặc xin lỗi dạng lược bớt khi trong mối quan hệ thân mật… Khi người Nhật giao tiếp, họ tương tác dựa vào người nghe, lấy người nghe làm trung tâm và rất chú trọng làm thế nào để cho đối phương cảm thấy dễ chịu. Họ rất ít khi làm phiền người khác bởi cảm xúc riêng của mình, dù cho có chuyện buồn nhưng khi giao tiếp họ luôn mỉm cười.
Tiết chế cảm xúc
Người Nhật không tranh cãi công khai. Nếu có chuyện gì thì xin bạn hãy cố gắng che giấu suy nghĩ và ấn tượng riêng. Nói thẳng ra hoặc để cho người Nhật nhận thấy sẽ bị coi là không tinh tế.
Nói giảm nói tránh
Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật hay nói quanh co hoặc nhẹ nhàng đưa ra gợi ý. Tuy nhiên, cũng có đôi khi họ nói thẳng ra ý kiến của mình rõ ràng nhưng cẩn thận để người khác không nổi giận.
Lưu ý khi nói lời khen
Nói lời khen với người Nhật cũng nên hết sức cẩn thận. Chẳng hạn như nếu khen – cho dù thật lòng – “Ông/Bà thuyết trình thật tuyệt vời” sẽ khiến người Nhật bối rối và hiểu nhầm là phê phán theo đường vòng. Ai muốn khen ngợi người Nhật Bản thì chỉ nên đề cập đến cái yếu kém của chính mình chứ không tán dương thành tích của người khác. Khen ngợi người Nhật cách tốt nhất, lý tưởng nhất là xin họ một lời khuyên.
Lưu ý khi nghe điện thoại
Khi nói chuyện điện thoại, người Nhật thậm chí còn mỉm cười hoặc cúi người chào người bên kia, như thể đang đứng trước người đó vậy. Vì thế, bạn nên đợi người Nhật bỏ máy xuống trước, sau đó mới bỏ máy điện thoại, hoặc tắt máy của mình, để tránh bị coi là thiếu lịch sự hay không được chỉ bảo cặn kẽ.
Lưu ý khi trả tiền
Khi đi ăn, nếu bạn muốn là người trả tiền thì trước đó bạn hãy nói với người phục vụ. Không được tính cộng lại, kiểm tra con tính trên hóa đơn thanh toán. Sa đà công khai vào chuyện tiền bạc như vậy bị coi là không tinh tế và tao nhã.
Xem thêm:
Một số nguyên tắc sinh hoạt thường ngày của người Nhật Bản
Không gõ bát hoặc cắm đũa lên bát cơm
Trong bữa ăn, các bạn không nên gõ đũa lên bát, vì theo quan niệm của người Nhật thì hành động này chỉ dành cho ăn mày. Cũng không nên cắm đũa lên bát cơm, vì đây là hành động chỉ dành cho người đã mất. Cắm đũa lên bát cơm sẽ mang đến những điều đen đủi cho gia đình. Đặc biệt lưu ý là trong bữa ăn không đổ nước sốt đậu nành lên cơm trắng.
Đúng hẹn, đúng giờ
Khi nói chuyện và làm việc với người Nhật chắc bạn cũng đã biết người Nhật rất giữ lời hứa khi đã đặt hẹn người khác họ sẽ không đến muộn hay hủy hẹn mà không báo trước.Nếu có việc khẩn cấp thì người Nhật sẽ báo cho bạn trước.Trong khi đó đối với người Việt thì khi trời mưa thì đó là lúc mà chúng ta có “cơ hội” để đến muộn hoặc hủy hẹn.
Văn hóa uống rượu ở Nhật Bản
Văn hóa uống rượu cũng là điều đáng chú ý tại Nhật Bản. Tại Nhật, rượu Sake rất được ưa chuộng. Không nên đi uống rượu một mình, cũng không nên chỉ rót rượu cho mình mà nên tôi rót cho bạn, bạn rót cho tôi.
Con số 4
Số 4 hay còn gọi là “tứ”, phát âm gần giống “tử”. Đây được xem là số không may mắn theo quan niệm của người Nhật. Để tránh con số này, một số khách sạn còn không có phòng số 4.
Không quay đầu về hướng Bắc khi ngủ
Quay đầu về hướng Bắc là tư thế đặt người chết. Do đó, khi nằm ngủ bạn nhớ đừng quay đầu về phía Bắc nhé.
Cắt móng tay, móng chân vào ban đêm
Theo quan niệm của người Nhật Bản, nếu bạn cắt móng tay, chân vào ban đêm thì khi cha mẹ của bạn mất, linh hồn của họ sẽ không thể trở về nhà thăm các bạn nữa.
Xếp giày dép ngăn nắp trước khi vào nhà
Khi bước vào nhà một ai đó, các bạn sẽ nhìn thấy kệ giày được đặt ngay cửa ra vào. Nơi là nơi khách cởi giày và đặt giày lên. Khi bước vào nhà một ai đó, nếu bạn vẫn đi giày vào nhà sẽ bị coi là thiếu lịch sự. tại một số nơi công cộng như: chùa, đền, nhà hàng,… các bạn có thể đặt giày thành hàng.
Hạn chế hành động ôm
Đối với một số quốc gia, ôm là cách thể hiện sự thân mật. Tuy nhiên, người Nhật Bản thường không thoải mái khi được người lạ ôm. Tốt nhất, bạn chỉ nên bắt tay nhẹ nhàng và cúi chào để thể hiện sự lịch sự.
Không đi bộ về phía bên phải, luôn đi vào
vạch kẻ đường khi sang đường
Tuyệt đối tuân thủ luật giao thông khi đến Nhật, nếu vi phạm họ sẽ lớn giọng chê bai khi nhìn thấy một người đi ẩu, sang đường không đúng quy định.
Hút thuốc ngoài trời sẽ bị phạt
Việc hút thuốc ngoài trời sẽ có thể bị phạt lên đến 50.000 yên (khoảng 8 triệu đồng), chỉ trừ một số góc phố cho phép hút thuốc lá.
Không xả rác
Hãy phân loại rác trước khi cho vào thùng để giúp việc tiêu hủy, xử lý rác được dễ dàng hơn.
Văn hóa xếp hàng
Học cách xếp hàng sẽ giúp bạn có được cái nhìn thiện cảm hơn từ những người dân bản địa, bởi sống tại đây bạn sẽ thấy rằng từ các thang cuốn đến xà lan, cửa hàng mọi người đều xếp hàng một cách rất trật tự.
Không gây ồn ào trên tàu điện ngầm
Đi tàu hỏa hay tàu điện, bạn có thể thoải mái tự do trang điểm, chơi điện tử, nhắn tin hay ngủ, miễn là không gây ồn ào. Và hãy nhớ là không bao giờ ăn uống trên tàu nhé.
Ngồi bắt chéo chân
Đặc biệt không nên ngồi bắt chéo chân khi bạn sống ở Nhật Bản.
Không cần đưa tiền tip
Nếu bạn để lại tiền tip sau khi ăn tại nhà hàng, đi taxi hoặc được người khác chăm sóc thì cũng đừng ngạc nhiên nếu bị đuổi theo trả lại vì nghĩ rằng bạn quên lấy tiền thừa.
Không mặc đồ bơi khi tắm suối nước nóng, không huýt sáo vào buổi tối, không được hái hoa Sakura, hãy nói “Kanpai” trước khi uống.
Một số điều cần lưu ý khác mà thực tập sinh đi Nhật cần biết:
HanoiLink chú trọng đào tạo cả văn hóa Nhật Bản giúp học viên thích nghi nhanh
+ Nếu bạn vô tình gặp một chiếc xe tang, bạn phải giấu ngón tay cái của mình đi. Bạn không nên tùy tiện giơ ngón tay cái hoặc tay út lên. Bởi ngón tay cái ý chỉ bạn trai, ngón tay út có ý nghĩa là người bạn gái.
+ Không nên mặc cả khi đi mua hàng tại Nhật Bản, đây được xem là điều thất lễ. Do đó, tất cả các mặt hàng tại Nhật Bản luôn có giá niêm yết rõ ràng.
+ Không nên tặng khăn mùi xoa cho bạn bè, bởi khăn mùi xoa là biểu hiện của việc bạn muốn chấm dứt quan hệ.
+ Bạn đừng ngần ngại khi nói: “cảm ơn, xin lỗi hay phiền bạn,….” Đây là những câu nói thể hiện sự lịch sự trong giao tiếp.
+ Một số người Nhật khi tham dự lễ cưới hay đến nhà bạn bè ăn cơm thường cố ý để lại để thừa một chút, sau đó gói thức ăn mang về. Hành động này thể hiện sự gần gũi, mọi thứ chẳng có gì gọi là xa lạ.
+ Không nên vừa ăn vừa đi trên đường phố, đây được coi là hành động thiếu lịch sự. Ngoài ra, tại Nhật Bản, ăn uống trên tàu cũng được coi là điều cấm kỵ. Với người dân Nhật Bản, ăn uống ngoài đường phố chỉ khi có các lễ hội văn hóa hoặc âm nhạc.
+ Khi đến thăm người ốm, không nên tặng hoa, hoa có chậu hoặc trà. Bởi theo người Nhật, đây là những món quà mang ý nghĩa không tốt.
+ Không nên tặng tất, giày dép cho cấp trên hoặc người lớn tuổi. Tặng những vật phẩm này, người được nhận sẽ nghĩ bạn không kính trọng họ.
+ Trong bữa ăn:
Không được cắm đũa vào chén cơm và để lại đó, không dùng đũa gắp thức ăn cho người khác. Bởi hành động này thường chỉ diễn ra ở đám tang do vậy không nên dùng trong bữa ăn hàng ngày.
Nếu phần ăn hơi to thì bạn có thể dùng đũa cắn một miếng rồi để phần còn lại xuống không sao.
Điều đặc biệt là khi ăn tạo ra tiếng động cũng không sao. Bởi nhiều gia chủ họ hiếu khách, họ sẽ cảm thấy vui khi nghe thấy tiếng xì xụp của bạn, điều này chứng tỏ đồ ăn rất ngon miệng đối với bạn. Bạn nên dùng đũa gắp phần ăn trong chén súp trước rồi mới nâng chén lên uống nước dùng. Nên ăn tất cả những gì được dọn mời.
+ Trong phòng vệ sinh:
Nếu trước cửa nhà vệ sinh có những đôi dép để đi trong nhà vệ sinh, thì bạn nên dùng nó để đi vào. Và nếu bạn đi nhà vệ sinh công cộng thì nhớ giữ gìn vệ sinh chung.
+ Việc bạn hỉ mũi nơi công cộng được xem là sự thô lỗ: Điều này là điều tối kỵ nhất ở nơi công cộng tại Nhật Bản.
+ Sử dụng phương tiện giao thông công cộng: Bạn nên nhớ điều này là luôn luôn phải xếp hàng khi lên tàu, xe và tránh va chạm với người khác. Nếu bạn có balo hay túi xách hãy tháo ra cầm ở tay trước khi lên xe và để ở trước chân để tránh đụng vào ai đó. Trên xe luôn nhớ hãy nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai thể hiện phép lịch sự.
+ Sử dụng phòng tắm công cộng: Khi tới những nơi này cần mang theo khăn tắm, dầu gội, sữa tắm và gói ghém cẩn thận. Cần tắm và lau cơ thể kỹ lưỡng trước khi vào bồn.
+ Không được ngồi bệt trên sàn nhà: Cho dù bạn có mệt mỏi tới đâu cũng nên nhớ không nên ngồi bệt trên sàn nhà bởi đây được xem là nơi rất bẩn, đặc biệt là những nơi công cộng. Ngay cả hành động ngồi xổm cũng không được vì mọi người ở đây thường tưởng tượng ngồi xổm là hành động của tội phạm hoặc xã hội đen. Bởi thế nên khi đi phương tiện công cộng không còn ghế thì bạn nên đứng nhé.
Tóm lại phong cách giao tiếp của người Nhật hiện nay vẫn còn dè dặt, kín đáo. Nhiều điều rất nhỏ nhặt nhưng lại trở thành những đặc trưng cơ bản trong giao tiếp và sinh hoạt của người Nhật.
Trước khi đặt chân tới đất nước “mặt trời mọc”, HanoiLink sẽ có khóa đào tạo ngắn hạn giúp bạn trang bị đầy đủ những kiến thức về văn hóa, bản sắc con người nơi đây để có thể hòa nhập nhanh chóng. Bạn còn thắc mắc về các văn hóa, ngôn ngữ, kinh nghiệm trước khi đi Nhật, các đơn hàng XKLĐ Nhật Bản hãy liên lạc với Hanoilink thông qua số hotline: 097.185.8022 để nhận được tư vấn miễn phí. Hanoilink với đội ngũ chuyên nghiệp gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học nghề và xuất khẩu lao động cam kết đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục XKLĐ Nhật Bản.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 097.185.8022
- Website: HanoiLink.vn
- Facebook: Du học Nhật Bản HanoiLink
- Youtube: Hanoilink: Giúp bạn đi Du học, làm việc tại Nhật
- Địa chỉ: Trung tâm GDNN – GDTX Thanh Trì, Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội
- Văn phòng tư vấn và tiếp nhận hồ sơ: HH1C Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội