Icon close

Nghiệp đoàn là gì? Vai trò của nghiệp đoàn đối với người lao động khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản như thế nào ? Hãy cùng giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây của Hanoilink nhé!

Nghiệp đoàn là gì?

Theo WikipediaNghiệp đoàn là các đoàn thể, tổ chức, được hình thành liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp, thương mại, và các hoạt động lao động của những người thường là cùng chung một nghề nghiệp“.

Như vậy nghiệp đoàn Nhật Bản hiểu theo cách đơn giản nhất: là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động ở Nhật Bản.

Nghiệp đoàn (hay còn gọi là công đoàn) đây chính là tổ chức do người lao động và bộ lao động Nhật Bản lập nên

Ở Nhật, mỗi xí nghiệp, công ty từ nhỏ cho đến các doanh nghiệp lớn cũng đều có nghiệp đoàn. Tổ chức này có vai trò rất rõ ràng trong quá trình tuyển dụng lao động là người nước ngoài của doanh nghiệp Nhật.

Tức là khi cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn tuyển lao động nước ngoài đều phải thông qua nghiệp đoàn. Khi các xí nghiệp Nhật tuyển lao động nước ngoài thì họ sẽ gửi yêu cầu đến nghiệp đoàn ở địa phương và thông qua nghiệp đoàn để tuyển dụng.

Chính vì vậy có thể nói rằng nghiệp đoàn là không thể thiếu trong quy trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Trong xuất khẩu lao động Nhật Bản, nghiệp đoàn Nhật Bản đóng vai trò làm đơn vị trung gian tuyển lao động cho doanh nghiệp tại Nhật.

Vai trò của nghiệp đoàn đối với người lao động

Liên hệ tuyển dụng lao động

Thường là ở các Doanh nghiệp ở Nhật nếu muốn tuyển dụng lao động làm việc sẽ gửi đơn đến nghiệp đoàn địa phương và mọi quá trình tuyển dụng đều thông qua nghiệp đoàn này. Nghiệp đoàn và doanh nghiệp sẽ trao đổi những tiêu chí tuyển chọn người lao động để thống nhất và gửi thông tin tuyển dụng đến các công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam.

Thông thường các bạn thực tập sinh kỹ năng sẽ đều phải thông qua nghiệp đoàn trước khi tới doanh nghiệp.

Trường hợp cán bộ doanh nghiệp được cử sang Nhật làm việc sẽ không được gọi là tu nghiệp sinh hay thực tập sinh và không phải thông qua nghiệp đoàn.

Bảo vệ quyền lợi người lao động

Vai trò chính nghiệp đoàn là bảo vệ quyền lợi của người lao động. Hàng tháng nghiệp đoàn tới thăm lao động và cũng tiếp thu những phản ánh của lao động về doanh nghiệp. Nếu các lao động có phản hồi không tốt, nghiệp đoàn sẽ giúp lao động giành lại quyền lợi từ doanh nghiệp. Trong mọi trường hợp, nghiệp đoàn luôn là đơn vị đứng giữa giải quyết các vấn đề giữa người lao động và doanh nghiệ

Quản lý người lao động

Lao động đi XKLĐ Nhật Bản theo nghiệp đoàn nào thì sẽ do nghiệp đoàn đó quản lý. Hàng tháng nghiệp đoàn sẽ cử người xuống nơi các lao động làm việc để hỏi thăm tình hình làm việc và điều kiện sống của lao động.

Phái cử người sang Việt Nam trực tiếp tổ chức thi tuyển lao động

Hầu hết các đơn hàng tuyển dụng tu nghiệp sinh, thực tập sinh thì nghiệp đoàn Nhật Bản sẽ cử cán bộ sang Việt Nam để phỏng vấn người lao động. Việc cán bộ nghiệp đoàn tới phỏng vấn cùng cán bộ doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm của nghiệp đoàn với các lao động nước ngoài.

Vai trò của nghiệp đoàn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản

Khảo sát các doanh nghiệp

Có rất nhiều nghiệp đoàn ở Nhật Bản, thông thường mỗi khu vực tại nhật bản sẽ có nghiệp đoàn và có liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp địa phương. Họ sẽ có những chương trình hỗ trợ lao động đồng thời tiến hành khảo sát doanh nghiệp theo các mốc thời gian nhất định (Không phân biệt lao động bản sứ hay lao động nước ngoài. Tất cả lao động để có quyền lợi giống nhau.

Liên hệ tuyển dụng nhưng không quyết định kết quả thi tuyển

Nghiệp đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng với thực tập sinh và tu nghiệp sinh Nhật Bản. Khi các xí nghiệp Nhật tuyển lao động nước ngoài thì họ sẽ gửi yêu cầu đến nghiệp đoàn ở địa phương và thông qua nghiệp đoàn để tuyển dụng.

Điều này thể hiện sự quan tâm của nghiệp đoàn với các lao động nước ngoài. Tuy nhiên cán bộ nghiệp đoàn thường không quyết định kết quả thi tuyển của thí sinh mà kết quả này chủ yếu là do bộ phận chuyên trách của doanh nghiệp gọi là chủ xí nghiệp của các bạn tại Nhật Bản.

Ngoại lệ:

Những trường hợp cán bộ doanh nghiệp được cử sang Nhật làm việc sẽ không được gọi là tu nghiệp sinh hay thực tập sinh và không phải thông qua nghiệp đoàn.
Chia sẻ:

Tin tức nổi bật khác

Lỗi phát âm tiếng Nhật

Lỗi Phát Âm Tiếng Nhật Thường Gặp Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Phát âm là nền tảng quan trọng trong giao tiếp tiếng Nhật, nhưng cũng là kỹ năng mà nhiều người học thường mắc lỗi. Một số lỗi phát âm tiếng Nhật thường gặp như nhầm lẫn trường âm, âm gió hay trọng âm là điều không hiếm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc […]

Xem chi tiết image
Tổng hợp ngữ pháp N4

Tổng hợp ngữ pháp N4 theo chủ đề thường gặp trong bài thi JLPT

JLPT N4 là cấp độ thứ hai trong hệ thống kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT), nằm giữa N5 (cơ bản) và N3 (trung cấp). Ở trình độ này, bạn sẽ được học những mẫu câu phức tạp hơn, giúp diễn đạt suy nghĩ một cách trôi chảy, rõ ràng. Đây cũng là bước […]

Xem chi tiết image
Cách xưng hô trong tiếng Nhật

Các cách xưng hô trong tiếng Nhật chuẩn theo mọi trường hợp

Cách xưng hô trong tiếng Nhật có sự khác biệt rõ ràng tùy theo ngữ cảnh: trong gia đình, trường học, công ty hay với người lạ, thể hiện mức độ tôn trọng và quan hệ giữa các bên trong giao tiếp. Nếu không xưng hô đúng, bạn có thể vô tình gây mất thiện […]

Xem chi tiết image
Thumbnail ngữ pháp N2

120+ Mẫu ngữ pháp N2 tiếng Nhật kèm PDF đầy đủ và miễn phí

Ngữ pháp N2 là một trong những phần quan trọng cần nắm vững để chinh phục kỳ thi JLPT N2. Với hơn 120 mẫu ngữ pháp, người học cần có phương pháp học tập hiệu quả để ghi nhớ và vận dụng đúng ngữ cảnh. Ở bài viết này, Trung tâm Nhật ngữ HanoiLink sẽ […]

Xem chi tiết image
Từ vựng tiếng Nhật N4

Tổng hợp từ vựng tiếng Nhật N4 có phiên âm đầy đủ nhất

Từ vựng tiếng Nhật N4 là level kế tiếp mà người học cần chinh phục sau khi đã hoàn thành trình độ N5, giúp mở rộng khả năng giao tiếp và nghe hiểu tiếng Nhật. Ở cấp độ này, bạn cần nắm vững tối thiểu khoảng 800 từ vựng N4, bao gồm các danh từ, […]

Xem chi tiết image
Ngữ pháp N3

Tổng Hợp Ngữ Pháp N3: Cấu Trúc, Ý Nghĩa và Ví Dụ Cụ Thể

Nếu bạn đang ôn luyện tiếng Nhật thì chắc hẳn không xa lạ với kỳ thi JLPT gồm 5 cấp độ. Trong đó, N3 là cột mốc trung cấp quan trọng, thể hiện khả năng đọc hiểu nội dung phức tạp và giao tiếp tự tin. Để đạt trình độ này, việc nắm vững ngữ […]

Xem chi tiết image
Xem tất cả Icon arrow
Icon top